Trám (Hàn) Răng Là Gì?

  • Hiện nay, phương pháp trám (hàn) răng không còn xa lạ với nhiều người. Đây là một giải pháp nha khoa được thực hiện để khôi phục, bù đắp những phần răng bị thiếu do nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể do sâu răng, bị mẻ, bị thưa… Mục đích là đảm bảo chức năng hoạt động của răng bình thường đồng thời mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ.
  • Phương pháp này tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe răng miệng của khách hàng. Quá trình thực hiện hoàn toàn không làm cho cấu trúc của răng bị ảnh hưởng, không làm tổn hại đến men răng và cũng không cần mài răng.

CÁC LOẠI CHẤT LIỆU HÀN (TRÁM) RĂNG

Amalgam: Là hợp kim của bạc, đồng, thủy ngân và một số kim loại khác…Đây là một trong những vật liệu trám răng phổ biến nhiều năm về trước. Amalgam có màu bạc nên thường được gọi là trám bạc và dùng cho việc trám răng hàm.

  • Ưu điểm: Tuổi thọ cao: 10-15 năm, chịu lực tốt, chi phí thấp
  • Nhược điểm: Màu khác răng tự nhiên nên thẩm mỹ kém. Khả năng giữ kém nên phải tạo một khoảng trống trên răng để có thể trám.

Vàng, Kim loại quý: Được làm từ hợp kim của vàng hoặc một số kim loại quý khác như bạc giúp tăng độ cứng cho miếng trám. Trám răng bằng chất liệu vàng, kim loại quý thường được sử dụng cho răng hàm và tiền hàm do màu sắc khác so với răng thật.

  • Ưu điểm: Tuổi thọ cao: 10-15 năm và không bị ăn mòn, chịu lực tốt
  • Nhược điểm: Màu chênh lệch so với răng thật, chi phí cao, mất nhiều thời gian của khách hàng

Xi măng: Ra đời sau Amalgam và cũng được sử dụng nhiều những năm gần đây. Loại vật liệu trám này có màu trắng đục.

  • Ưu điểm: Chi phí thấp, tính thẩm mỹ cao vì màu gần giống răng thật. Có tác dụng chống sâu răng do chưa Flour trong hỗn hợp, bền, rất khó bị bung.
  • Nhược điểm: Chịu lực kém nên chỉ dùng để làm cổ răng hoặc những nơi ít chịu tác dụng của lực nhai

Composite: Được sử dụng rộng rãi những năm gần đây và dần thay thế chất liệu Amalgam cũng như Xi măng. Thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình trám răng thẩm mỹ.

  • Ưu điểm: Thẩm mỹ cao vì màu giống răng tự nhiên, chịu lực và mòn cao (cao hơn Xi măng). Quá trình thực hiện nhanh chóng
  • Nhược điểm: Chi phí cao, miếng trám có thể đổi màu sau một vài năm sử dụng, nhạy cảm với nóng hoặc lạnh.

Inlay/Onlay: Đây là một kỹ thuật phục hình thẩm mỹ cho răng hiệu quả sử dụng một miếng trám bằng chất liệu sứ nha khoa cao cấp.

  • Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, bềnvà chịu lực tốt, không dễ bị đổi màu
  • Nhược điểm: Chi phi cao, quá trình thực hiện phức tạp, mất nhiều thời gian thực hiện

TẠI SAO PHẢI TRÁM RĂNG?

  • Để tránh bị mất răng: Khi răng bị sâu, bị sứt mẻ thì nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập vào tủy sẽ cao. Khi tủy răng bị vi khuẩn xâm nhập sẽ gây tình trạng viêm tủy và lâu dần sẽ khiến răng bị lung lay, áp xe ổ răng. Nếu trường hợp này xảy ra việc điều trị chữa răng sâu sẽ khó và có thể sẽ phải nhổ bỏ chiếc răng.
  • Để hỗ trợ điều trị bệnh lý răng miệng: Khi răng bị sâu, nếu không trám bít vi khuẩn sẽ phá hủy cấu trúc men răng và ngà răng. Điều này sẽ gây tình trạng viêm tủy như ở trên và sẽ khó khắc phục các bệnh lý này về lâu dài.
  • Đảm bảo chức năng nhai của răng: Phương pháp trám sẽ bít lại những khoảng trống bị mất và đảm bảo chức năng nhai của răng như răng tự nhiên.
  • Chi phí rẻ, đảm bảo tính thẩm mỹ (trám răng thưa, răng bị mẻ): Chi phí cho việc trám, hàn răng không đắt so với việc bọc răng sứ và do các chất liệu trám có màu khá giống răng thật nên vẫn sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.

TẠI SAO PHẢI TRÁM RĂNG?

AI NÊN TRÁM RĂNG?

Trám răng bị sâu

  • Khi bị sâu răng, các lỗ hổng ở răng sẽ xuất hiện. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những lỗ sâu răng sẽ ngày càng phát triển. Nó lớn dần làm cho bệnh nhân gặp phải nhiều trở ngại: đau nhức, nhiễm trùng hoặc thậm chí có thể bị gãy răng.
  • Trám răng sâu là phương pháp điều trị sâu răng rất hiệu quả. Bởi thời gian thực hiện nhanh mà chi phí trám răng cũng phải chăng, không quá cao.

Trám răng mẻ

  • Trong quá trình ăn nhai hay cắn các đồ vật cứng, hoặc do quá trình hoạt động làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Răng có thể bị sứt mẻ.
  • Nếu phát hiện ra vết sứt răng sớm, các nha sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phương pháp trám răng. Trước hết, các bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh khoang miệng thật sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó là tiến hành đưa loại vật liệu trám mà bạn chọn vào chỗ răng bị sứt mẻ đó.

Trám răng thưa

  • Khi răng bị thưa, thẩm mỹ của khuôn mặt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, nhiều người sẽ lựa chọn phương pháp xử lý là trám răng. Tuy nhiên, không phải trường hợp răng thưa vào cũng đều có thể thực hiện trám răng được. Đối với những loại răng thưa với kẽ hở dưới 2mm thì có thể dùng phương pháp này.
  • Với khoảng hở của răng khá lớn phương pháp này sẽ không mang lại hiệu quả tuyệt đối. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên bọc răng sứ là tốt nhất.

Trám răng thay chỗ trám cũ

  • Kỹ thuật trám hàn răng khá bền tuy nhiên tác dụng của nó không phải là vĩnh viễn. Sau thời gian sử dụng những vết trám này có thể bị bong tróc, bị mòn dần. Thậm chí thì vết trám cũng có thể bị bong ra hoàn toàn. Với những tình trạng đó các nha sĩ sẽ phải tram lại răng để hàm răng trở về như ban đầu.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN TRÁM RĂNG

Đối với những trường hợp răng của khách hàng bị sâu nhẹ thì quá trình trám răng sẽ gây ra một chút ê buốt. Tuy nhiên với những trường hợp răng sâu nặng vào tủy, sứt mẻ cần lấy tủy, Nha sĩ sẽ tiêm thuốc tê để loại bỏ quá sự đau nhức, khó chịu trong quá trình trám, hàn răng.

Để quá trình thực hiện trám răng diễn ra thuận lợi và nhẹ nhàng khách hàng cần lưu ý một vài thủ thuật sau:

Trước khi thực hiện trám bạn cần chú ý một số những lưu ý sau:

  • Đánh răng, súc miệng làm sạch răng thật kĩ: Điều này sẽ giúp răng miệng của bạn sạch khuẩn và quá trình diễn ra an toàn
  • Trong quá trình trám, nếu bạn cảm thấy đau thì hãy ra hiệu cho nha sĩ, không nên cố chịu
  • Sau khi thực hiện trám, bạn cần lưu ý:
  • Không nên ăn uống trong 2h đầu: Các vật liệu sau khi thực hiện trám răng, cần có thời gian đông đặc và khô hoàn toàn. Chính vì vậy, sau khi thực hiện xong bạn cần tránh ăn trong khoảng thời gian này để chất trám được liên kết chặt chẽ và bền vững nhất với các mô răng.
  • Hạn chế nhai những đồ ăn cứng ở vùng răng trám: Khi ăn thức ăn quá cứng sẽ phải dùng lực để nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Chất trám không thể thay thế được men và ngà nên rất dễ bong nếu bệnh nhân có thói quen ăn thức ăn quá cứng.
  • Không nên ăn thức ăn có nhiệt độ quá cao hoặc thấp sẽ gây ảnh hưởng cho miếng trám
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên
  • Không sử dụng các vật nhọn như tăm xỉa răng sẽ làm bung miếng trám

QUY TRÌNH TRÁM (HÀN) RĂNG TẠI Phòng Khám Nha Khoa Thanh Tùng

  • Thăm khám và tư vấn: Nha sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể về quy trình hàn trám cũng như lựa chọn vật liệu hàn răng phù hợp với nhu cầu và tình trạng của khách hàng
  • Làm sạch và gây tê: Tiến hành gây tê tùy vào tình trạng của khách hàng và làm sạch các vết sâu trên rang (đối với răng sâu), hoặc các vết bám trên bề mặt răng, các vết hàn trám cũ.
  • Tiến hành hàn trám: Vật liệu trám ban đầu ở dạng lỏng sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40s thông qua phản ứng quang trùng hợp.
  • Chỉnh sửa lại vết trám: Phần vật liệu trám dư thừa sau khi cứng lại được định hình bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài để tạo hình chuẩn xác nhất.
  • Tư vấn sau khi trám: Nha sĩ sẽ dặn dò chăm sóc khách hàng một vài lưu ý sau khi trám răng để đảm bảo tình trạng răng tốt nhất.
Gọi điện thoại
0913.631.115